Bệnh ung thư vì dùng vải vụn làm chất đốt lò hơi gia đình là có thật

Nếu dùng vải vụn làm chất đốt lò hơi là vi phạm pháp luật nếu không xử lý khí thải đúng chuẩn.

Bị ung thư vì dùng vải vụn làm chất đốt lò là căn bệnh ngấm từ từ chứ không bộc phát ngay và khi phát hiện thì đa số muộn màng. Người làm việc lâu ngày trong môi trường khói bụi đốt ra từ nguồn chất thải và phế thải từ vải vụn sẽ như một người hút thuốc lá và sẽ chết từ từ bằng các căn bệnh mà thế giới đang rất nhức đầu.

Nhiều gia đình đã tận dụng vải vụn để đun nấu, tuy nhiên, đây lại là loại chất đốt đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe từng ngày của người dân, có nguy cơ gây các bệnh về đường hô hấp, thậm chí là ung thư.

dùng vải vụn làm chất đốt lò

dùng vải vụn làm chất đốt lò

Tỷ lệ ung thư ở Việt Nam cao nhất thế giới do thực phẩm Bim Bim có chứa đường Cylamate gây ung thư. Chất lạ trong áo ngực, trong băng vệ sinh phụ nữ Trung Quốc quả thực có thể gây ung thư…hàng ngàn loại thức ăn hàng ngày có hóa chất, có hàn the, có tè le các chất cấm mà thiên hạ nầy vẫn phải cấm đầu nhai nuốt. Vì một lý do rất đơn giản thà nhai nuốt còn chết từ từ chứ chết đói không bao lâu là chết liền. Do vậy chúng ta riết rồi cũng chẳng biết ăn cái gì. Ăn chay thì nói thực phẩm chay làm bằng xác động vật chết xay ra làm thực phẩm chay do trộn vô. Ăn rau muống cho có chất xơ thì nói rau muống tưới bằng nhớt nên xanh um không có một lá nào bị sâu rầy. Ăn hủ tiếu thì nói trong hủ tiếu có chất hàn the. Ăn bún thì trong bún có hàn the, ăn cá thì cá ướp diêm, ăn trái cây thì nói trái cây biến đổi gen, trái cây Tàu..Tóm lại dân ta hại dân mình. Làm ăn cái gì cũng vậy, nếu làm ăn lương thiện thì đủ ăn là may mắn lắm luôn rồi. Luật nhân quả nào là nào là …họ tính sau. Miễn sao làm gì đó cho nhanh nhanh có tiền là họ làm. Bán thị heo chết đáng ra phải tiêu hủy, chôn cất thì ướp hóa chất bán cho người ăn. Uống cafe thì gọi là uống hóa chất với hương liệu cafe. Sữa cũng làm giả, chẳng thấy bò đâu mà sữa bán ào ào. Ôi biết nói làm sao cho hết câu chuyện về cái chết vì bệnh ung thư. Rượu thì cồn, bia thì men, cái gì cũng ngập tràn chất bảo quản, chất nguy hại. Hơn hai mươi năm trước tôi hay nói XH ngày càng xuống cấp cho vui miệng. Thực chất nó là sự thật rồi. Vì tiền con giết cha, chồng vợi ly tan, anh em tranh giành, bạn bè lừa lọc lẫn nhau, trò lừa thầy làm những chuyện bất nhân ối thôi tùm lum. Câu chuyện hầu như không có hồi kết về mọi thứ. Chẳng biết sau nầy tình hình sẽ như thế nào?

Vải vụn, da, nhựa… thải từ các nhà máy được xem là loại chất đốt chính đối với người dân ở khu cư ấp Tân Hoa, xã Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trước cổng nhà nào cũng chất đống những bao tải vụn to đùng, vải vụn chồng chất, vương vãi khắp ngõ xóm như một bãi rác. Cứ gần trưa, gần tối, khói bếp nhà nào cũng nghi ngút, xanh lè, khét lẹt khó thở nhưng hầu hết người dân ở đây cũng đã quen.

Ngoài ra, người dân khu dân cư và công nghiệp tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi (TP.HCM) cũng dùng các phế liệu vải, da, nhựa vụ để đốt lò nấu muối tinh. Bởi đây là nguồn nguyên liệu giá rẻ, chỉ 300.000 đồng/xe tải khoảng 3 tấn (cách đây vài năm chỉ 150.000 đồng/xe). Có nhà mỗi tháng dùng hết 2 – 3 xe.

TS Phạm Tiến Dũng, nguyên Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động TP.HCM cho biết, trong vải tổng hợp có các sợi polyester, khi đốt không cháy hết sẽ tạo thành khí carbon nặng tích tụ vào môi trường, loại khí này được liệt kê vào loại khí nhà kính mạnh nhất và khó phân hủy.

Theo TS Đặng Chí Hiền, Trưởng phòng thí nghiệm Công nghệ Hóa Dược phẩm, Viện Công nghệ hóa học, các loại vải da vụn này phải đốt trong lò chuyên dụng ở 1.000 độ C mới đảm bảo an toàn tuyệt đối, còn đốt âm ỉ sẽ sinh ra vô số chất độc hại, trong đó có dioxin. Bởi trong các loại phế thải này có chứa lưu huỳnh, Nox, sulfur dioxide (SO2, hydrocarbon, ammonia…

Nếu trong phòng kín, người hít phải khí thải từ nhiên liệu này sẽ tử vong chỉ trong chốc lát. Việc người dân sử dụng vải, da vụn làm chất đốt là đang tự đầu độc mình từ từ. Bởi trong không gian rộng, không khí bị pha loãng nên người hít phải không bị ảnh hưởng ngay lập tức mà nó ngấm từ từ vào cơ thể. Những người hít phải khí độc sinh ra từ nguồn nhiên liệu rẻ tiền này dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm mũi họng, viêm phổi, lâu dần sẽ tích tụ lại trong cơ thể trở thành tác nhân gây bệnh ung thư.

Theo các chuyên gia môi trường, việc các nhà máy không tiêu hủy loại rác thải này mà đem bán cho người dân sử dụng là vi phạm pháp luật. Còn người nông dân, chỉ vì tiếc rẻ mà đã vô tình tiếp tay cho hành vi phạm pháp và tự đầu độc chính mình.

Như vậy qua trên ta thấy không phải là 10 bệnh ung thư mà là vô số bệnh ung thư phát sinh. Đang sống rần rần vậy mà ít lâu không gặp hỏi ra thì nói chết rồi. Vì sao chết: ung thư…..

Chất thải nguy hại đang làm giàu xụ cho một bộ phận mà đó không phải dân đen. Ung thư chết là dân đen. Người giàu thấy họ càng giàu. Những chiếc xe bóng loáng ra đời từ những cái chết do ung thư là vậy. Nếu muốn dùng vải vụn làm chất đốt lò thì ta phải đầu tư lò lớn dạng quy hoạch cụm sản xuất cần hơi và một mặt xử lý các chất thải nguy hại này và một mặt gom lấy hơi phục vụ cho sản xuất, tiết kiệm chi phí năng lượng. Muốn đầu tư lò hơi dùng vải vụn làm chất đốt lò thì phải liên lạc với các nơi chuyên môn sâu và theo kinh nghiệm xử lý khói bụi, mùi từ nhà sản xuất lò hơi chuyên nghiệp thì mới đảm bảo an toàn môi trường. Chúng tôi đang làm với một tập đoàn lớn của Hàn Quốc chuyên sản xuất ra cái lò hơi dùng vải vụn làm chất đốt lò hơi dạng lớn. Nhiệt độ buồng đốt rất cao tiêu hủy hoàn toàn và qua hệ thống tách bụi và hóa chất ra, tuần hoàn qua một hệ thống xử lý rồi cho ra ngoài môi trường khí thải đạt chuẩn. Các loại lò hơi này làm bằng thép đặc chủng và hệ thống xử lý chống mài mòn cao nên giá thành cao hơn các loại lò hơi đốt bằng củi thông thường. Ngược lại khi có lò hơi này thì nguồn chất thải nguy hại như vải vụn sẽ được quy hoạch xử lý làm cho môi trường xanh sạch và vừa mang lại nguồn hơi vô tận bán cho các doanh nghiệp cần hơi trong quá trình sản xuất của mình.

Bạn có thể gọi cho Mr Vinh 0913988780

Câu chuyện làm giàu từ vải vụn còn nhiều nhiều lắm như một tấm gương sáng sau đây: Về hưu, nhưng bà Ngô Thị Hồng (thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) vẫn tất bật mỗi ngày, quyết tâm làm giàu trên đống vải vụn.
Bà Hồng (giữa) hướng dẫn chị em xử lý vải vụn – Ảnh: An Dy
Khởi nghiệp bằng trợ cấp hưu trí
“Làm giàu ở đây không phải là làm ra mớ của cải chất đống, rồi con cháu hư hỏng. Ở tuổi 60, tôi vẫn quyết làm giàu để không phụ thuộc con cái, để có tiền làm công tác xã hội, giúp được nhiều chị em phụ nữ nghèo, khuyết tật ở trong thôn có việc làm và thu nhập ổn định”, bà Hồng nói.
Sau hơn 30 năm làm công trong ngành may mặc, bà Hồng về hưu với gói trợ cấp hưu trí gần 20 triệu đồng.
Nhìn thấy những người dân quê còn quá nghèo khó, lúc nông nhàn cũng chẳng thể kiếm được việc làm thêm bà quyết phải làm một cái gì đó giúp người dân quê mình. Sẵn kinh nghiệm nhiều năm trong ngành may mặc, bà Hồng nghĩ ra chuyện buôn bán vải vụn, vải đầu khúc để gia công thành những sản phẩm đồ gia dụng.
Nghĩ là làm. Đầu năm 2004, bà dùng trọn số tiền hưu, rồi vay mượn thêm của người thân lập xưởng gia công.
“Hồi đầu cực lắm. Tôi đi khắp nơi gõ cửa các xí nghiệp, nhà máy để xin mua vải vụn, rồi vào Đại Lộc, Duy Xuyên, lên Tiên Phước (Quảng Nam) để kết nối với các cơ sở thu mua và xuất hàng gia công. Gặp cái gì cũng mua, từ vải vụn, bông, cho đến ni lông, giấy vụn… kéo về đầy nhà không khác gì xưởng ve chai”, bà Hồng nhớ lại thời gian đầu khởi nghiệp.
Mỗi tháng, bà Hồng xuôi ngược tạm nhập, tái xuất hơn 30 tấn vải vụn, vải đầu khúc, chăn bông, nệm lót các loại rồi cho gia công thành nhiều mặt hàng gia dụng như thảm chùi chân, chăn bông, đồ bảo hộ lao động, găng tay, áo chống nắng…
Hàng gia công từ xưởng của bà xuất đi khắp các tỉnh thành của miền Trung, rồi lên Tây nguyên, vào miền Nam, ra miền Bắc.
Điểm tựa của những người bất hạnh
Hơn 10 năm nay, cái xưởng vải vụn nhỏ nằm lọt thỏm giữa làng quê yên bình của bà Hồng là điểm tựa mưu sinh của hơn 30 chị em lao động nghèo, khuyết tật với thu nhập ổn định từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.
“Chúng tôi là dân làm nông, không biết đi xe đạp, xe máy nên cũng chẳng mấy khi ra khỏi làng, nói chi đến chuyện làm thêm ở đâu. Từ khi có xưởng này, chị em trong thôn có thêm việc làm lúc nông nhàn, thêm thu nhập. Toàn là hộ nghèo cả nên chị Hồng rất thương, chăm chuốt từ miếng ăn đến cả chuyện lương thưởng, lễ lạt. Hễ có nhà nào ốm đau, bệnh tật hay ngặt nghèo là chị lại giúp thêm”, chị Ngô Thị Thu, một lao động tại xưởng vải của bà Hồng, cho biết.
Đang trò chuyện với chúng tôi, bà Hồng lại tất bật nghe điện thoại và xử lý công việc với các khách hàng, rồi chỉ đạo luôn công tác từ thiện xã hội khắp nơi. Vừa phải gấp rút may chăn, màn, quần áo cho trẻ em mấy huyện miền núi của Quảng Nam, lại nghe chuyện gửi tiền trợ cấp hàng tháng đều đặn, đúng ngày cho 2 phụ nữ nghèo trong thôn, rồi đến tổ chức quyên góp nấu hơn 200 suất cơm từ thiện cho bệnh nhân ở Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam vào cuối tuần…
Đồng hành cùng bà Hồng trong nhiều hoạt động thiện nguyện tại địa phương, chị Ngô Thị Ngọc, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Phong Nam tâm sự: “Thấy ai đau ốm, ngặt nghèo ở đâu chị Hồng cũng tìm đến giúp đỡ, có khi tiền triệu, rồi chục triệu, thậm chí có những chuyến từ thiện cả trăm triệu nên ai cũng nghĩ chị giàu ghê lắm. Thực ra, chị làm ra nhiều tiền nhưng làm bao nhiêu lại cho đi bấy nhiêu chứ chẳng giữ lại mấy cho riêng mình. Công tác hội phụ nữ ở địa phương cũng nhờ vào chị nên nhiều chị em nghèo, khuyết tật được tạo việc làm, ổn định cuộc sống”.

 

Loading